Hệ đào tạo là gì? Các hệ đào tạo chính và loại hình đào tạo
Hệ đào tạo là hình thức mà các trường Đại học, cao đẳng áp dụng để đào tạo sinh viên. Hãy cùng Onca tìm hiểu cụ thể hơn hệ đào tạo là gì và những hệ đào tạo trong nền giáo dục ở Việt Nam.
Hệ đào tạo là gì?
Hệ đào tạo là hình thức học mà sinh viên có thể lựa chọn khi tham gia học tại các trường Đại học, Cao đẳng. Một số hệ đào tạo như:
- Hệ đào tạo chính quy: bao gồm Đại học chính quy, liên thông từ cao đẳng lên đại học, học văn bằng 2.
-
Hệ đào tạo không chính quy: Đào tạo từ xa, văn bằng 1 (vừa học vừa làm), văn bằng 2 (vừa học vừa làm).
Các hệ đào tạo chính ở Việt Nam
Trong phần này Onca sẽ nói về các loại hình đào tạo tại các trường đại học và cao đẳng có mặt tại Việt Nam.
Hệ đào tạo chính quy
Hệ đào tạo chính quy thường được đào tạo và xét tuyển dựa trên điểm thi Đại học của các thí sinh. Nếu bạn đủ điểm xét tuyển để đỗ vào các trường Đại học này thì sau khi kết thúc chương trình học, bạn sẽ được cấp bằng chính quy.
Hệ chính quy hầu hết được đào tạo ở các trường Đại học ở Việt Nam trong mọi lĩnh vực khác nhau từ kinh tế, kỹ thuật, kế toán, ngân hàng,…
Hệ đào tạo chính quy thường có chương trình khung xây dựng trên cơ sở chương trình khung chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông thường, hệ chính quy thường chia chương trình học thành hai khối kiến thức là kiến thức đại cương và kiến thức chuyên ngành.
- Kiến thức Đại cương: thường là các môn liên quan đến lý luận chính trị như Triết học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối Cách mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tin học cơ sở,…
- Kiến thức chuyên ngành: Tùy vào từng chuyên ngành cụ thể mà các môn chuyên ngành sẽ khác nhau và cũng có điểm khác biệt nhất định ở cùng một chuyên ngành nhưng khác trường Đại học.
Về thời gian học, thời gian hoàn thành chương trình học hệ chính quy thường kéo dài từ 4-6 năm. Lịch học được sắp xếp vào các buổi sáng, chiều, ít khi có buổi học vào buổi tối hay thời gian khác trong ngày.
Các môn học trong hệ đào tạo chính quy gắn với học phần nhất định. Có những học phần bắt buộc và học phần tự chọn để tạo điều kiện cho sinh viên có thể lựa chọn được lĩnh vực yêu thích mà vẫn đảm bảo được những kiến thức nền tảng cơ bản.
Trước mỗi kỳ học, sinh viên sẽ phải đăng ký học phần. Nếu không đăng ký kịp thời, sinh viên đó phải chấp nhận học vào kì sau hoặc tuân theo sự sắp xếp của nhà trường.
Hệ đào tạo chính quy còn có một số hình thức đào tạo khác bên cạnh đại học chính quy như:
- Đào tạo liên thông: Sau khi kết thúc chương trình cao đẳng, sinh viên có thể học liên thông lên đại học cùng ngành đào tạo để sở hữu tấm bằng Đại học. Thời gian liên thông thường là 1.5 năm.
- Đào tạo liên kết: Sinh viên các trường có thể học tại các trường liên kết đào tạo (thường là các trường Đại học ở nước ngoài) với trường mình đang theo học
- Văn bằng 2: Hệ đào tạo này dành cho các bạn sinh viên đã tốt nghiệp đại học một chuyên ngành và muốn theo đuổi một chuyên ngành học khác.
Hệ đại học hệ không chính quy
Hệ đại học không chính quy (hệ tại chức) là chương trình học được tổ chức theo đăng ký và nguyện vọng của sinh viên. Sau khi kết thúc chương trình học, sinh viên sẽ nhận được tấm bằng tại chức. Và tấm bằng này có giá trị tương đương như bằng đại học chính quy.
Vì vậy, đây là cơ hội tốt cho những bạn muốn mở rộng cơ hội về nghề nghiệp tương lai của mình.
Hệ đại học không chính quy bao gồm một số hình thức học như:
- Đại học đào tạo từ xa: Sinh viên được học từ xa qua các chương trình giảng dạy online mà không cần phải trực tiếp đến trường học
- Văn bằng 1 (vừa học vừa làm): dành cho những bạn đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương, cần phải trải qua các kì thi tuyển sinh. Thời gian học thường từ 4-5 năm. Sau khi kết thúc, bạn cũng sẽ sở hữu tấm bằng cử nhân của chuyên ngành theo học.
- Văn bằng 2 (Vừa học vừa làm): Dành cho những bạn đã tốt nghiệp đại học, muốn học thêm văn bằng 2 theo hình thức vừa học vừa làm. Thời gian đào tạo thường là 2.5 năm.
Ưu và nhược điểm của các hệ đào tạo
Trên đây là các thông tin cơ bản về hai loại hình đào tạo chính quy và không chính quy. Đối với mỗi loại hình đào tạo đều có ưu và nhược điểm riêng.
Đối với hệ đào tạo chính quy
Ưu điểm
Hệ đào tạo chính quy yêu cầu sinh viên cần có mặt và tham gia các tiết học tại trường. Điều này giúp bạn không bị chểnh mảng trong việc học. Ngoài ra, khi đi học bạn cũng có cơ hội được gặp gỡ và làm quen với nhiều bạn sinh viên khác, giúp bạn mở rộng mối quan hệ.
Bên cạnh đó, trong quá trình học tập, bạn cũng phải làm bài theo hình thức nhóm, nó sẽ giúp bạn phát triển các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân chia công việc và hỗ trợ các thành viên khác. Đây là các kỹ năng cần thiết cho bạn khi đi làm thực tế.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì hệ đào tạo chính quy cũng có những hạn chế. Đầu tiên, thời gian đào tạo trung bình kéo dài khoảng 4,5 năm như vậy bạn cần tập trung học để ra trường đúng thời hạn.
Nếu ra trường muộn, bạn có nguy cơ bị đuổi học hoặc nhận bằng loại kém. Thời gian học tập cũng tương đối kín vì thế rất khó để cho bạn có thể vừa đi học và vừa đi làm.
Đối với hệ đào tạo không chính quy
Ưu điểm
Hình thức đào tạo không chính quy tạo cơ hội cho sinh viên được học tập từ xa và không cần phải đến trường. Vì vậy, bạn có thể vừa đi học và vừa đi làm để kiếm thêm thu nhập.
Nếu như bạn đã hoàn thành xong văn bằng một thì hình thức đào tạo không chính quy sẽ cho bạn cơ hội được trau dồi và mở rộng kiến thức và tìm kiếm các công việc tốt hơn khi bạn sở hữu hai văn bằng.
Nhược điểm
Bởi vì không yêu cầu sinh viên học tập trung, tham gia đầy đủ các tiết học tại trường cho nên bạn dễ có nguy cơ chểnh mảng trong việc học. Hơn nữa, khi vừa học vừa làm cũng khiến bạn dễ cảm thấy mệt mỏi và quá tải về tinh thần.
Đôi khi bạn cũng khó sắp xếp thời gian giữa việc học và việc làm trong cuộc sống. Bên cạnh đó, việc không gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với giảng viên và bạn học cũng có thể làm bạn mất động lực học.
Các loại hình đào tạo
Các hình thức đào tạo của giáo dục đại học được công nhận tại Việt Nam hiện nay gồm 3 hình thức, đó là:
Hình thức chính quy
Đào tạo chính quy là hình thức hay loại hình đào tạo phổ biến nhất trong hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung, trong giáo dục đại học nói riêng. Phần lớn các cơ sở giáo dục đại học hiện nay ở nước ta đều tổ chức đào tạo theo hình thức này.
Việc tuyển sinh người học đối với hình thức đào tạo chính quy bậc đại học thường dựa trên việc xét tuyển học bạ THPT, xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia cũng như một số tiêu chí khác (như chứng chỉ ngoại ngữ, giải thưởng cấp quốc gia, giải thưởng cấp quốc tế, …).
Người học sau khi hoàn thành chương trình đại học và đủ điều kiện tốt nghiệp thì sẽ được cơ sở đào tạo cấp văn bằng hệ chính quy.
Nhìn chung, chương trình học theo hình thức đào tạo chính quy thường kéo dài từ 04 – 06 năm tùy thuộc vào đặc trưng của ngành học, với sự phân chia thành hai khối kiến thức là khối kiến thức đại cương (được áp dụng cho tất cả các chuyên ngành) và khối kiến thức chuyên ngành.
Có thể thấy, hình thức đào tạo chính quy ở Việt Nam hiện nay đã và đang được áp dụng đối với hầu hết các chuyên ngành trong mọi lĩnh vực, từ khoa học tự nhiên tới khoa học xã hội, từ nghiên cứu tới thực hành, dịch vụ, …
Điều này đã góp phần tạo điều kiện cho tất cả mọi người được theo học đại học hệ chính quy với chuyên ngành mà bản thân yêu thích.
Hình thức vừa làm vừa học
Đào tạo vừa làm vừa học (hay còn được gọi là đào tạo tại chức) là hình thức đào tạo được cơ sở giáo dục đại học xây dựng dựa trên nhu cầu đăng ký và nguyện vọng của người học.
Nhìn chung, vừa làm vừa học có thể được hiểu đơn giản là hình thức đào tạo không tập trung và liên tục, trái ngược với hình thức chính quy. Theo đó, người học sẽ chỉ cần tập trung tại địa điểm hay cơ sở đào tạo theo từng đợt học, từng học kỳ.
Sau khi kết thúc đợt học, người học sẽ được quay lại công việc thường ngày của mình. Hay nói cách khác, người học thật sự có thể “vừa đi làm, vừa đi học” mà vẫn có thể được cấp một văn bằng có giá trị tương đương với văn bằng tốt nghiệp hệ chính quy thông thường.
Sở dĩ nói như trên, bởi theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 01/7/2019 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018, thì đã không còn có sự phân biệt về giá trị giữa các văn bằng theo các hình thức đào tạo khác nhau của cùng một chương trình đào tạo (tức là nội dung chính của văn bằng được cấp sẽ không còn bắt buộc phải ghi rõ là thuộc hình thức đào tạo hay hệ đào tạo nào như trước kia), mà sự khác biệt ở đây chỉ còn là về thời gian cũng như kỹ thuật tổ chức, quản lý đối với từng hình thức đào tạo đó.
Hình thức đào tạo từ xa
Đào tạo từ xa là hình thức đào tạo trong đó phần lớn có sự gián cách giữa người dạy và người học về mặt thời gian và không gian.
Người học theo hình thức đào tạo từ xa chủ yếu là tự học qua học liệu như giáo trình, băng hình, băng đĩa, phần mềm vi tính, … và bằng việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin dưới sự tổ chức, hỗ trợ của cơ sở giáo dục đại học để có thể hoàn thành chương trình học tập của mình.
Hay nói một cách chung nhất, thì đào tạo từ xa là hình thức đào tạo linh hoạt, không hạn chế về mặt thời gian, địa điểm nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình đào tạo.
Hình thức đào tạo từ xa đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích cho người học, nhất là đối với những người có nhu cầu học nhiều chuyên ngành đào tạo cùng lúc.
Thêm vào đó, việc không còn có sự phân biệt về giá trị giữa các văn bằng theo các hình thức đào tạo khác nhau như đã đề cập ở phần trên, cũng đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho người học được lựa chọn hình thức đào tạo đại học phù hợp nhất với bản thân.
Trên đây là các khái niệm về hệ đào tạo là gì và những hình thức đào tạo phổ biến đang được áp dụng tại nhiều trường cao đẳng, đại học tại Việt Nam hiện nay. Onca hy vọng bài viết sẽ giúp quý bạn đọc có thêm thông tin hữu ích.