Đại học là một môi trường học tập chuyên nghiệp và đa dạng, nơi mà sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để trở thành những người có trách nhiệm trong xã hội. Nhưng không phải ai cũng có thể đậu vào trường top với chất lượng tốt.
Và hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều trường Đại học, cao đẳng đào tạo nghề, thì dưới bài viết này Onca giới thiệu đến bạn đọc một trường cao đẳng tại Việt Nam có chất lượng tốt là trường Cao đẳng Công thương Hà Nội.
Giới thiệu về trường Cao đẳng Công thương Hà Nội
Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Trường Trung cấp Công thương theo quyết định số 1260/QĐ-BGD ĐT ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo.
Trường Trung cấp Công thương được thành lập từ năm 2003.
Trường có trụ sở chính tại số 54A1, Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân – Hà Nội.
Trường đang xúc tiến triển khai dự án xây dựng trường 5,0 ha tại Khu Đại Áng – Thanh Trì – Hà Nội.
Chức năng và nhiệm vụ của nhà trường
Trường cao đẳng Công thương Hà Nội là cơ sở đào tạo ngoài công lập nằm trong hệ thống Giáo dục Quốc dân của nước CHXHCN Việt Nam.
Trường có chức năng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và cấp Trung học phổ thông phục vụ trực tiếp cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung.
Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo với NCKH và lao động sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ, đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước về công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác theo quy định hiện hành của nhà nước.
- Quản lý sử dụng và khai thác hiệu quả tiềm năng và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất, tài sản. Đảm bảo giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội, môi trường giáo dục lành mạnh.
- Tuyển sinh và quản lý học sinh, sinh viên; tổ chức đào tạo, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên, học sinh, sinh viên. Xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đủ về số lượng, cao về chất lượng, hợp lý về cơ cấu trình độ, ngành nghề.
- Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
- Đăng ký, tổ chức, triển khai kiểm định chất lượng giáo dục và chịu sự quản lý chất lượng của cơ quan kiểm định chất lượng.
- Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo trình, tài liệu giáo khoa theo quy định.
- Công khai cam kết của Trường về chất lượng đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng và thu chi tài chính hàng năm của Trường.
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Về cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ, giáo viên
Giúp việc cho Ban giám hiệu nhà trường, có 7 phòng chức năng: Phòng Hành chính Tổng hợp, phòng Quản lý đào tạo, phòng Công tác học sinh sinh viên và Tư vấn việc làm, phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, phòng Tài chính – Kế toán, Phòng quản trị thiết bị, Phòng Tuyển sinh, Trung tâm Thông tin và Truyền thông, Trung tâm đào tạo trực tuyến…
Các đơn vị quản lý chuyên môn, chất lượng giáo dục – đào tạo gồm có: Khoa Kinh tế – Quản lý, khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Y Dược, Khoa kỹ thuật công nghệ,…
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: gần 200 người, trong đó có 01 PGS, 02 Tiến sĩ, 17 Thạc sĩ và 41 Đại học.
Ngoài ra, trường có đội ngũ giáo viên thỉnh giảng gần 100 người, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.
Về cơ cấu ngành nghề, trình độ và quy mô đào tạo
Được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội đào tạo các trình độ với các ngành nghề đa dạng:
- Cấp Trung học phổ thông, đào tạo song song 2 văn bằng, khi tốt nghiệp học sinh được cấp 2 văn bằng (bằng tốt nghiệp THPT và bằng tốt nghiệp Giáo dục nghề nghiệp).
- Trình độ trung cấp, đào tạo 22 ngành: Điện công nghiệp, điện tử công nghiệp, dịch vụ chăm sóc gia đình, chăm sóc sắc đẹp, hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ nhà hang, kỹ thuật chế biến món ăn, công nghệ may và thời trang, công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, kế toán doanh nghiệp, tài chính – ngân hàng, quản lý doanh nghiệp, tin học ứng dụng, công nghệ kỹ thuật môi trường, quả lý công trình đô thị, xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Trình độ cao đẳng, đào tạo 21 ngành: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Dược, điều dưỡng, Dinh dưỡng, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Nhật Bản, Hướng dẫn du lịch, Quản trị nhà hàng, Kỹ thuật chế biến món ăn, Công nghệ may, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, Điện dân dụng, Thiết kế đồ họa, Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Công nghệ ô tô, Chăm sóc sắc đẹp.
- Trình độ sơ cấp đào tạo các nghề: Sửa chữa điện lạnh và điện gia dụng, Sửa chữa máy tính xách tay, Sửa chữa điện thoại di động, Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn, Dịch vụ ăn uống Sửa chữa điện – điện lạnh ô tô, Sửa chữa cơ khí động cơ ô tô, Sửa chữa và bảo dưỡng ô tô, Sửa chữa điện tử dân dụng
Bên cạnh đó, trường còn liên kết với các trường ĐH để đào tạo trình độ đại học như Học viện Tài chính, Đại học Bách khoa Hà Nội , Đại học Kinh tế quốc dân …với quy mô các hệ xấp xỉ 3.000 học sinh, sinh viên.
Về hợp tác quốc tế giữa các trường
Ngoài việc đào tạo trong nước, trường đã ký kết thỏa thuận hợp tác với 1 số trường danh tiếng nước ngoài như: Trường Đại học Daegu Haany – Hàn Quốc, Học viện Seoul của Hàn Quốc, Hiệp hội làm đẹp và y tế Hàn Quốc (KMBA), Trường đại học Deacheon – Hàn Quốc, Trưởng cao đẳng Du lịch Kangwon – Hàn Quốc và một số cơ sở giáo dục của Singapore, Nhật bản,… để chuyển giao công nghệ và chuyển tiếp HS, SV có nhu cầu học tiếp nước ngoài.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường Cao đẳng Công thương Hà Nội
Với 15 năm hình thành và phát triển đến nay, Trường đã có cơ ngơi khang trang, cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ: 02 tòa nhà A-B phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập với 56 phòng học, diện tích bình quân từ 60 – 100m2; 15 phòng làm việc, diện tích bình quân từ 20 – 30 m2; 02 phòng thực hành, diện tích 80 m2; 01 sân tập thể dục thể thao phủ cỏ nhân tạo rộng 800 m2; 02 phòng máy tính, tốc độ cao, nối mạng Internet bằng cáp quang, gồm 100 máy, diện tích mỗi phòng 60m2; 01 Thư viện, diện tích 80 m2, với 2 kho tài liệu là kho tài liệu truyền thống và kho tài liệu số. 100% các phòng học được đầu tư trang thiết bị hiện đại: máy chiếu, âm thanh, điều hòa, và hệ thống camera giám sát.
Để đảm bảo phục vụ hoạt động học tập và tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh và học sinh, Nhà trường đã đầu tư bếp ăn tập thể với đội ngũ chuyên môn cao đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mỗi ngày cung cấp 500 suất ăn cho học sinh. Đồng thời bố trí tuyến xe đưa đón học sinh ở các điểm trong Hà Nội để thuận lợi việc đi lại di chuyển của học sinh.
Về công tác quản lý trường Cao đẳng Công thương Hà Nội
Năm học 2017 – 2018, là năm học thực hiện chủ đề xuyên suốt là: “Siết chặt kỷ cương, tăng cường quản lý”, cụ thể:
- Tất cả các phòng học đều lắp hệ thống camera để theo dõi, giám sát.
- Tăng cường cả về số lượng và chất lượng cán bộ giám sát, bảo vệ.
- Thực hiện việc giám sát cả trong giờ học, giờ ra chơi và giờ nghỉ trưa của học sinh bán trú.
- Phối hợp với Công an Quận Thanh Xuân, Công an Phường Thanh xuân Trung thường xuyên kiểm tra hành chính học sinh các lớp để tăng cường quản lý, giáo dục và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên.
- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp, cầu nối chặt chẽ giữa nhà trường với phụ huynh học sinh.
Năm học 2018 – 2019, là năm học thực hiện chủ đề xuyên suốt là: “Đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo”.
Năm học 2019 – 2020, là năm học thực hiện chủ đề xuyên suốt là: “Dạy thật, học thật, thi thật, chất lượng thật”.
Năm học 2020 – 2021, là năm học thực hiện chủ đề xuyên suốt là: “Dạy người, dạy nghề, việc làm và liên thông”.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Nhà trường luôn tập trung mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh, cụ thể:
- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giáo dục, kiên quyết xử lý các học sinh có hành vi vi phạm quy chế, quy định của pháp luật.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.
- Bổ sung các tiết học chuyên đề trang bị cho học sinh các kỹ năng mềm (về giáo dục giới tính, an toàn giao thông, làm việc theo nhóm,…)
- Tổ chức có chất lượng các tiết học thể dục và có hiệu quả các hoạt động dã ngoại, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.
- Tăng số tiết học ngoại ngữ, mời giáo viên nước ngoài trực tiếp giảng dạy, để tăng cường năng lực ngoại ngữ cho học sinh.
- Mở các câu lạc bộ Ngoại ngữ: Tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Trung và tiếng Nhật…. đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ ngoại ngữ của học sinh. Các câu lạc bộ này sẽ tổ chức học ngoài giờ do giáo viên nước ngoài giảng dạy.
Thông báo tuyển sinh trường cao đẳng Công thương Hà Nội
Ngành nghề đào tạo
- Hệ Cao đẳng: Kế toán; Quản trị kinh doanh; Công nghệ thông tin; Hướng dẫn du lịch; Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Nhật.
- Hệ Trung cấp: Kế toán doanh nghiệp; Quản lý doanh nghiệp; Tin học ứng dụng; Hướng dẫn du lịch, tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật
Đối tượng tuyển sinh
Hệ Cao đẳng:
- Người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp và có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định.
Hệ liên thông Trung cấp – Cao đẳng
- Người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề và bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương;
- Người có bằng tốt nghiệp trung cấp, chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Người có bằng tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề trở lên có nhu cầu học liên thông để có bằng tốt nghiệp cao đẳng thứ hai.
Hệ Trung cấp:
- Học sinh đã tốt nghiệp Trung học cơ sở (THCS) và tương đương trở lên.
Chương trình và thời gian đào tạo
Hệ Cao đẳng:
- Chương trình đào tạo: 90 tín chỉ
- hời gian đào tạo: 2 năm
Hệ liên thông Trung cấp – Cao đẳng:
- Chương trình đào tạo: 42 – 45 tín chỉ
- Thời gian đào tạo: 1 năm
Hệ Trung cấp:
- Chương trình đào tạo: 50 – 55 tín chỉ
- Thời gian đào tạo: 1 – 1,5 năm
Cấp bằng tốt nghiệp và bảng điểm
- Hệ Cao đẳng: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng; Cao đẳng liên thông
- Hệ Trung cấp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp.
(Theo Thông tư 33/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018, sửa đổi, bổ sung về mẫu bằng tốt nghiệp “Bỏ nội dung “Hình thức đào tạo“ trong Mẫu bằng tốt nghiệp cao đẳng, Mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp”, nghĩa là học chính quy, vừa học vừa làm, học offline hay online đều cấp bằng như nhau vì không ghi hình thức đào tạo) ( Xem chi tiết tại điều 10 mục 5)
- Bảng điểm: Cấp bảng điểm theo số môn thực học.
Phương thức đào tạo trường Cao đẳng Công thương Hà Nội
- Đào tạo theo hình thức học từ xa thông qua các Video bài giảng, giáo trình môn học của các môn trong chương trình đào tạo;
- Phương tiện học tập: Máy vi tính, điện thoại di động kết nối được Internet;
- Kế hoạch học tập: Theo kế hoạch của Nhà trường trên hệ thống; mỗi đợt học bố trí từ 4 đến 5 môn, khoảng 12 đến 15 tín chỉ, với thời gian từ 8 đến 10 tuần học và thi kiểm tra;
- Thời gian học tập: Linh hoạt, do người học chủ động bố trí (có thể học vào bất cứ giờ nào trong ngày, trong tuần nhưng phải trong đợt học của môn học đó);
- Hỗ trợ học tập: Các cố vấn học tập thường xuyên liên lạc với sinh viên để thông báo các kế hoạch học, thi; kết nối với Giảng viên, giáo viên giải đáp về chuyên môn và các vấn đề liên quan đến khóa học;
- Kiểm tra và thi kết thúc môn học: Thực hiện theo quy chế đào tạo; các bài kiểm tra và thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan trên hệ thống.
Học phí, lệ phí
- Lệ phí xét tuyển sinh: 100.000 đ/ SV
- Học phí: Ngành Công nghệ thông tin: 400.000đ/ 1 tín chỉ
- Các ngành còn lại 350k/tín chỉ
(Ghi chú: Học phí có thể thay đổi nhưng sẽ theo lộ trình và được thông báo trước tới sinh viên)
Hồ sơ tuyển sinh trường Cao đẳng Công thương Hà Nội
- Phiếu đăng ký xét tuyển vào giáo dục nghề nghiệp theo mẫu quy định; tải file tại đây
- Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông hoặc kết quả khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông (mỗi loại 02 bản).
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT/ THCS tạm thời đối với người trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp.
- Khi có bằng tốt nghiệp phải nộp bản sao công chứng (02 bản).
- Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung cấp (02 bản – nếu có)
- Bản sao có chứng thực các giấy tờ minh chứng để được hưởng chế độ xét miễn môn học theo quy định; 02 Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc CCCD; 06 ảnh 3×4 (mới chụp trong vòng 3 tháng, loại ảnh như chụp CCCD)
- Giấy triệu tập trúng tuyển
Địa chỉ liên hệ trường Cao đẳng Công thương Hà Nội
Địa chỉ: Số 54A1 đường Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0243 2216 292; Hotline: 0936.71.71.72
Email: phongtuyensinh2@gmail.com
Website: https://hcit.edu.vn/
FB: https://www.facebook.com/hcit.edu.vn
Trên đây là bài viết chúng tôi mang đến cho bạn những thông tin về trường Cao đẳng Công thương Hà Nội. Một trong những đơn vị liên kết của Onca, nếu các bạn có thắc mắc gì về chế độ đào tạo và quy chế tuyển sinh có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.